Hãy gõ nội dung cần tìm kiếm tại đây

Kinh nghiệm luyện thi IELTS đầy đủ hiệu quả

I. Mở đầu:
Giới thiệu 1 chút nhỉ. Mình là Hoa, sinh năm 89, trước mình học ĐH Hà Nội (Ngoại ngữ HN cũ). Các bạn cứ gọi mình là Hana cũng đc. Chắc các bạn sẽ bảo dân ngoại ngữ thì IELTS chẳng là cái gì đúng ko. Hic. Thực ra cũng là cả quá trình gian khổ đấy. Dài dòng 1 chút, khi mới vào ĐH, mình bị shock. Shock vì môi trường ngoại ngữ năng động chuyên nghiệp, shock vì bạn bè đứa nào cũng bắn ầm ầm, nói gì mà hay thế, nghe cái gì cũng tốt. Còn mình thì… pronunciation quá ẹ (di sản của mấy năm học cấp 2 cấp 3 TA trường làng L ), listening và speaking thì…. Haiz. May ra được reading thì kha khá và writing thì tạm ổn. Thế nên năm đầu học toàn Tiếng Anh xì trét vô cùng. Có những hôm học pronunciation về, đi trên đường mà bật khóc. Thấy sao mình ngu si đần độn thế, có mấy cái âm cơ bản mà nói mãi ko được, mọi con mắt cứ đổ dồn vào mình, cảm giác ng ta cười nhạo và khinh thường mình. Lúc đó thấy bất lực với chính bản thân mình. 


Và mình đã viết 1 cái email cho các thầy cô dạy mình lúc đó và hỏi kinh nghiệm và bí quyết học TA. Mình cũng chẳng hi vọng được trả lời nhiều thế mà tất cả đều trả lời và trả lời rất nhiệt tình, nào là hướng dẫn mình mua sách gì, học website nào, … Sau này khi có gì hay thầy cô vẫn share vô tư cho mình. Đó chính là động lực kéo mình lên. Từ lúc đó mình bắt đầu học TA thật sự, nghiền hết mấy quyển pronun, học nghe, học đọc từ đầu,…. Và nhờ thế mới có mình hôm nay, dù không quá xuất sắc nhưng cũng đủ để tự tin giao tiếp tôt và chém gió mạnh. Đủ để ngẩng mặt lên với đời cười nhăn nhở :P
Dông dài 1 chút chỉ muốn nói với các bạn là dù trình độ hiện nay của bạn ntn, dù bạn bao nhiêu tuổi, đã quá cái tuổi học hành chăng nữa nhưng nếu bạn quyết tâm, quyết tâm thực sự và kiên trì theo đuổi, bạn sẽ làm được.
No pain No gain và A girl will get what she wants when she wants it, đó là điều mình luôn nhắc nhở bản thân :D
Và giờ vào phần chính, mình sẽ chia sẻ quá trình học IELTS của mình, kèm những kinh nghiệm về phương pháp học cũng như các tài liệu nên học. Có đôi chỗ mình dùng lẫn lộn TA và TV thì mọi ng thông cảm nhé, thói quen và bệnh nghề nghiệp mất rồi.
II. Quá trình luyện IELTS:
Hồi năm nhất mình đã từng ôn IELTS nhưng chỉ để thi ở trường thôi và hồi đó học cũng nhẹ và đơn giản hơn. Gần đây mình bắt đầu sờ lại IELTS từ hồi tháng 10 năm 2011, sau mấy lần học nhóm và tự học bị gián đoạn. Lần này mình lên plan đàng hoàng có target là 7.0 và ngày thi là 7/1/2012 luôn. Làm như thế sẽ có động lực và quyết tâm học hơn. Nên bạn nào thấy còn chần chừ và lười học tí thì lời khuyên là đi đăng ký thi đi :P

Theo mình luyện IELTS nên chia làm 2 bước: Bước 1 luyện skills và bước 2 là luyện đề IELTS.
A. Luyện skills
· Làm quen với format đề và học hỏi các bí kíp phù hợp có thể áp dụng cho từng bài. Ở giai đoạn này chủ yếu là làm các quyển luyện skills tức là các quyển có bài tập riêng lẻ về từng kỹ năng và từng dạng bài tập. Ví dụ listening chia nghe từng section hoặc nghe numbers, nghe name, nghe for detail, nghe for general understanding…. 1 số sách recommend cho IELTS như Insight into IETLS (+ extra), Barron IELTS, Action plan for IELTS, 101 hints (dù quyển này khá cũ nhưng ko hiểu sao mình thích mấy cái hints trong này, các bạn xem qua thấy cái nào phù hợp thì áp dụng)
· Luyện thêm kĩ năng ở các nguồn khác:
Về Pronunciation: nên luyện theo 1 kiểu hoặc là British hoặc là American. Mọi ng bảo thi IELTS nên học theo British. Tớ thì vẫn thích American accent hơn, nghe hay hơn nhỉ hehe. Sau đó thì chọn sách phù hợp.
Recommend:
1. Sheep or Ship: mọi ng đừng khinh quyển này nhé, trông có vẻ basic và trẻ con nhưng khá hay đấy, Từng bài học có tranh ảnh minh họa nên học đỡ nhàm chán. Các bài học không chỉ học 1 âm đơn lẻ mà thường học theo pairs, có so sánh các âm dễ nhầm với nhau và có bài tập luyện tập nữa.
2. Pronunciation in use: quyển này chia thành các cặp âm để học và so sánh, cũng được và có khá nhiều bài tập luyện tập. Nhưng học quyển này phải kiên trì luyện tập ko là dễ nản lắm.
3. American Accent Training (nhớ down cả cái video workshop về nữa) Tài liệu này thì dành cho bạn trình độ upper intermediate và advanced. Và đã học phải theo kiên trì đến cùng, gián đoạn là đứt mạch và phải học lại từ đầu L Thêm nữa, các bạn ko cần học theo thứ tự từng phần một đến hết, chọn ra những phần nào bạn thấy interested hoặc mình còn kém thì học nhé. Như thế sẽ hiệu quả hơn. Với 2 quyển sách trên cũng thế, đừng bắt mình học theo thứ tự, thế nhàm chán lắm :D
4. BBC learning English: Có rất nhiều video hướng dẫn cách đọc từng vowels, consonants một, cực kỳ hay và bổ ích. Ngắn gọn và dễ hiểu. Mọi ng down hết về máy và học dần nhé.
5. Học pronun thì khôn ngoan nhất là học theo video, vì các bạn sẽ nhìn được khẩu hình miệng của người ta, biết cách đặt lưỡi như thế nào, há mồm chu môi ra sao hehe cứ thế mà bắt chước theo thôi. Các bạn có thể lên Youtube và search, vô biên videos để học và luyện. 
Ah bổ sung thêm là hãy tập thói quen tra phát âm của từ khi tra từ. Mình thấy nhiều bạn chỉ quan tâm đến meaning của từ mà quên mấy phần phonetic. Các bạn nên dùng từ điển online hoặc cài trong máy tính ấy, có thể nghe được ng ta đọc luôn. Không nên dùng Lạc Việt và Kim từ điển nhé, nên dùng từ điển Anh Anh như Oxford Advanced Dictionary, Cambridge hay Longman. Muốn cài vào máy thì ra hàng đĩa mua 1 cái có 10-15k, cài và dùng bét nhè nhé J
Về Listening:
1. Nếu trình độ nghe của bạn còn yếu thì nên bắt đầu vớiListen Carefully hay Listening Extra của Miles Craven. Sách chia thành các bài nghe theo từng dạng, cơ bản và đơn giản cho beginners
2. Các website luyện nghe: recommend trang của Randall. Bài nghe là các dialogues ngắn chia theo topics và trình độ từ Easy đến Difficult. Từng bài nghe còn có bài tập MCQs ở dưới cũng như Scripts kèm giải thích vocabulary mới. Học ở đây thì học được vô số vocabulary và idioms hè hè. Ngoài ra còn nhiều trang khác mọi ng tự google thêm nhé :D
3. VOA special English, tốc độ không quá nhanh.
Bạn nên nghe theo các bước sau: 1. Bật lên nghe vô thức, cứ để các sounds lướt qua tai xem mình cảm nhận được bao nhiêu. 2. Nghe có ý thức, tập trung nghe và bắt key words và hiểu nội dung. Lặp lại vài lần nếu thấy bài nghe quá nhanh và lạ tai. 3. Nghe và tập take notes lại ý chính và key words. 4. Giờ là lúc giở scripts ra check xem mình nghe được bn, nghe âm nào đúng âm nào sai. 5. Nhìn scripts vừa nghe vừa nói lại các câu nhại theo người ta. Cố gắng phát âm chuẩn và ngữ điệu lên xuống giống họ.
4. BBC, CNN, xem ti vi, xem phim (tốt nhất là không phụ đề hoặc phụ đề Tiếng Anh).
5. Ra hồ Gươm hay mấy nơi du lịch tìm vài anh chị Tây và bắt chuyện. Bạn có thể tham gia CLB TA nào đó hay hoạt động gì đó liên quan. Giai đoạn này chính là thực hành những gì bạn đã học và luyện. Rất quan trọng đấy nhé.
Về Speaking:
1. Luyện pronunciation như trên
2. Luyện listening như trên
3. Thực hành speaking hàng ngày:
· Nói chuyện lảm nhảm 1 mình, nghe có vẻ hơi crazy nhưng cách này khá hiệu quả đấy. Vừa đi xe vừa suy nghỉ. Ngồi trên xe buýt và chém TA…
Hãy tập suy nghĩ mọi việc bằng TA từ câu cảm thán thốt lên hay câu chửi thề :P, từ cách bạn đón nhận thông tin đến phân tích vấn đề. Việc làm này không chỉ tốt cho việc bạn học TA mà khi bạn viết bài hay tiếp cận giải quyết 1 vấn đề, bạn sẽ ngấm phong cách nước ngoài, tự nhiên bạn sẽ logic, rõ ràng và chuyên nghiệp hơn hẳn. Thử xem sao nhé.
· Tìm bạn hay nhóm luyện speaking. Mọi người hay luyện skype hay yahoo. Về bản thân tớ thì ko hợp với kiểu công nghệ cao này. Vì tớ thấy chẳng khác mình đang độc thoại là mấy và thấy nhàm chán sao đó. Tốt nhất là face2face nhé. Kêu gọi lập 1 nhóm và có thời gian biểu luyện nói riêng ko chỉ cho IELTS đâu mà cho cả giao tiếp hàng ngày nữa nhé. Hãy tạo thành thói quen, ví dụ CN hàng tuần gặp nhau chém gió. Ngoài ra như nói ở trên bạn có thể tham gia clb TA nào đó, môi trường quá tuyệt vời để thực hành. Nhân tiện mình cũng đang cùng 1 số bạn tổ chức 1 clb TA, nó đã hoạt động được gần 2 năm, từ năm 2010. Nếu bạn nào quan tâm thì liên hệ nhé (tranh thủ PR cho clb tí :P)
Về Reading + Writing + Vocabulary:
Cái này tớ không có nhiều kinh nghiệm hay tài liệu lắm. Lời khuyên duy nhất của tớ là đọc nhiều, đọc đọc nữa đọc mãi. 4 năm học ĐH tớ học chuyên ngành bằng TA nên tiếp xúc với tài liệu TA suốt, có lúc suýt quên TV :P Dần dần các từ mới cứ thấm dần vào mình, style viết văn, cách viết câu cứ thấm dần, rất vô thức và nhẹ nhàng.
Nên đầu tiên, các bạn hãy đọc thật nhiều tài liệu TA, bắt đầu với những cái bạn interested trước như chuyên ngành của bạn rồi đọc tiểu thuyết, đọc news,… Cố gắng có thói quen đọc hàng ngày, đọc ít và ngắn thôi nhưng liên tục. Có 1 quyển sổ hay tập note nhỏ, chia làm 2 phần, 1 là vocab for writing (formal), 2 là vocab for speaking (informal), gặp từ nào hay thú vị lạ, ghi vào. Thỉnh thoảng xem lại, lẩm nhẩm đọc theo. Dần dần vỗn từ sẽ tăng lên. Bạn đừng nghĩ trong bài viết là họ dùng từ formal hết nhé, nhiều bài viết khá free và chém loạn lên đấy, đó là cách họ gây ấn tượng mà (nhất là articles) nên phải cẩn thận khi dùng cho writing.
Ngoài ra bạn nên sắm 1 quyển Collocations và Thesaurus nhé, rất tốt cho writing, có thể dùng online hoặc bản cài vào máy cũng được.
Writing mới bắt đầu thì nên tập viết từng câu cho chuẩn và hoàn chỉnh rồi viết paragraphs và cuối cùng là essays. Nếu yếu quá thì phải học lại grammar từ đầu, nắm chắc đã viết mới tốt được. Có rất nhiều quyển dạy writing, tớ chưa học qua quyển nào tử tế cả nên ko dám recommend, mọi ng google xem sao nhé. 
B. Luyện đề focus on IELTS only
Nếu bạn khá hơn thì có thể bỏ qua 1 số cái trong giai đoạn luyện skills và nhảy sang làm đề luôn cho quen.
Nói chung theo quan điểm của mình nên làm đề càng khó càng tốt để khi thi thì tâm lý sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Còn nhìn chung mọi ng thường luyện từ dễ đến khó. Nếu thi IELTS thì nên đảm bảo bạn quét sạch bộ Cambridge, nhất là từ Cam 5-8. Sau đó có thể chuyển sang bộ Practice test plus 1+2, Test builder,…
1. Listening + Reading:
Nên cố gắng làm ít nhất là cả 2 phần nghe và đọc liền 1 lúc và có tính giờ cụ thể. Coi như làm quen với tâm lý khi thi. Còn nếu ko có thời gian thì ít nhất cũng phải làm hết 1 bài nghe hay đọc trọn vẹn (tính giờ cho bài đọc).
2. Writing:
Copy hết các samples ít nhất từ band 7 trở lên, ko thì cứ 8 và 9 mà đọc. Sample của cô Lê na cũng hay. Lọc ra các từ mới và cấu trúc câu, chia thành các topics là tốt nhất. Các bạn có thể học bằng cách chép đi chép lại sample nhiều lần, chép đi chép lại các cụm từ cấu trúc hay nữa. Dần dần sẽ thấm được ít nhiều. Sau khi học xong nên chọn 1 topic và viết luôn cho nóng hehe. Lúc này tự dưng bạn cứ tuôn ra 1 loạt các từ cấu trúc hay liên tục, có khi nhiều quá ko biết chọn cái nào ấy chứ :P
Nên có người chữa bài và chỉ cho bạn nên sửa như thế nào. Sau khi được sửa, xem xét lại chỉnh sửa và tốt nhất là kiên nhẫn viết lại bài khác và lại đưa sửa. Cứ thế bạn sẽ “rèn” ngòi bút “sắc” lắm đấy. Post bài lên Forum của Hội mình cũng là 1 cách, ko thì nhờ thầy cô bạn bè, cố gắng nhờ ng nào giỏi và tin tưởng 1 chút. Vì những gì họ sửa sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bạn bây giờ và sau này nữa. Chọn mặt gửi vàng nhé :D
Ah chú ý khi outline ideas, ngoài viết ra những ý chính mình sẽ triển khai thì cũng nên viết ra hết những từ, cấu trúc mình có thể dùng với topic đó, càng academic và formal càng tốt. Như thế khi viết bạn cứ nhìn vào đó mà chém. Về sau đỡ tiếc vì quên ko dùng từ hay ho nào.
3. Speaking:
Có 2 quyển sách nên học là Speaking của Mat Clark và Mat Allen. Có thể nghe thêm phần audio để xem cách ng ta trả lời và nói như thế nào nhé. Ngoài ra, cách học speaking tốt nhất là lập nhóm, ít nhất là 4 ng. Ban đầu có thể nói theo topic cho tăng vốn từ và tập phản xạ. Sau đó thì chiến với quyển Mat clark, các đề thi…. Cứ 1 ng nói, 3-4 người nhận xét là ok. Nếu được thì có thể có thêm các buổi luyện pronun với nhau, chỉnh cho nhau những âm phát âm chưa chuẩn, cùng luyện âm….
C. Thi thử:
· Nên đăng ký thi thử, chọn chỗ nào độ khó của đề cũng sát với thi thật nhất. Tớ chưa thi ở đâu bao giờ nhưng chỗ trg Hà Nội của tớ cũng ok đấy, mọi ng hỏi khoa Đào tạo Đại cương ở đó để biết thêm chi tiết nhé. Ko thì nghe nói trung tâm RES j đó cũng đc. 1 chỗ thì thử tốt nhất nhưng hơi bị tốn tiền tí đó là IDP và BC. Ví dụ thi 14/1 thì thi thử trước vào 7/1 hehe.
· Sau khi thi thử sẽ tự đánh giá đc khả năng của bản thân, xem mình còn yếu kĩ năng nào, dạng bài tập nào, phần nào và điều chỉnh bằng cách sắp xếp thêm thời gian làm thêm bài tập các dạng đó, kĩ năng đó
· Sau khi ôn luyện lại xong thì lại thi thử lần nữa, đến khi nào có đc kết quả như mong muốn thì dừng lại :)) Nói chung nên thi thử ít nhất 2 lần
D. Trước ngày thi 1 tuần:
· Dành thời gian xem lại tất cả các bí kíp mình áp dụng trước đó, xem lại các lý thuyết ngữ pháp TA,….=> nói chung là giai đoạn review.
· Làm 1 số đề trọn vẹn. Thời gian này nên làm đề vừa phải về cả số lượng và độ khó. Ko nên học kiểu “cram for as many things as possible”. Vì giờ sát ngày thi rồi, học nhiều chỉ tổ tẩu hỏa nhập ma. Làm đề khó quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, mất tự tin khi thi.
· Thi thử lần nữa nếu có thời gian. Bài thi này sẽ cho mình điểm số sát nhất với bài thi thật. Cái việc thi thử này là con dao 2 lưỡi nếu đủ tự tin hãy đi thi. Vì nếu thi thử quá kém hay quá cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thi thật. Hoặc là quá lo lắng hoặc là quá kiêu ngạo và chủ quan.
E. Ngày thi:
· Không nên đến quá sớm, vì phải chờ đợi rất lâu và mệt. Mất hết tinh thần. Nhưng cũng ko nên đến quá muộn nhé.
· Khi làm bài thi điều cần nhất là sự tập trung cao độ. Dù nghe đc hay ko nghe đc cũng phải tập trung nghe đến hết. Ko nên có thái độ buông xuôi vì bị miss quá nhiều câu phần nghe. Cứ tập trung tập trung và tập trung ăn điểm từng câu 1. Tâm lý làm phần nghe sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các phần sau. Nhớ là reading và writing còn nặng hơn nhiều.
III. Bí quyết cho 4 kĩ năng
Cái này trên Hội mình chia sẻ nhiều rồi, mình ko chém lại nhiều nữa. Chỉ có 1 lời khuyên là mọi ng nên chọn lọc, ko nên áp dụng máy móc và ôm đồm, thấy cái nào hợp với mình thì dùng. Có thể tự chỉnh 1 số cái sao cho phù hợp với mình và theo.
Ví dụ như reading, thông thường ng ta khuyên nên đọc câu hỏi, gạch key word rồi mới skim scan để tìm. Nhưng tớ thì quen đọc lướt qua cả bài, gạch chân những ý chính từng đoạn. Sau đó đọc câu hỏi. Vì mình đã nắm được ý chính của bài nên tìm đáp án sau đó sẽ rất nhanh. Đó là lý do tớ làm bài đọc thường thừa thời gian. Nhưng cách này khá mạo hiểm nếu gặp bài khó và chủ đề lạ. Thêm nữa, cách này chỉ thích hợp với trình độ khá 1 chút khi bạn tự tin với khả năng đọc nhanh và đọc hiểu của mình.
IV. Recommended books
1. Luyện skills
Pronun: Sheep or Ship, Pronun in use, American Accent Training
Listening: Listen carefully, Listening extra (Miles Craven)
Reading: IELT reading – Sam Mc Carter, Precise reading, online news, articles, NewScientist (cái này Hội mình có chia sẻ)
Writing: Writing right, writing sample của Mat Clark
Chung: Insight into IELTS, Action plan for IELTS, Barron IELTS (quyển màu trắng), 101 hints,…
2. Luyện đề
Speaking: Mat Clark, Mat Allen
Chung: bộ Cambridge (5-8), Thomson IELTS, Practice test Peter May, Achieve IELT test, IELTS practice test plus 1+2, Test builder 1 +2
Đây là những tài liệu tớ đã học qua hết nên thấy hay và recommend cho mọi người nhé.
Xin hết ạ. Hơi dài 1 tí mong các bạn thông cảm, tại cái gì cũng muốn nói 

3 comments:

  1. Anonymous8/8/13 08:26

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ!
    Thông tin rất hữu ích cho mình vào thời điểm chuẩn bị thi IELTS vào tháng 9/11/2013 tại Nha Trang

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chúc bạn thi tốt ! Hãy thường xuyên tham gia thảo luận tại IELTS Việt Nam nhé !

      Delete
  2. english club của bạn ở chỗ nào nhỉ mình muốn tham gia được không

    ReplyDelete

Hãy tham khảo những bài học luyện thi IELTS rất bổ ích phía dưới nhé !